Tác dụng của nha đam rất nhiều như làm đẹp, thuốc chữa bệnh, hay làm cây cảnh trang trí, bởi vậy nên việc tìm hiểu cách trồng nha đam xanh tốt và bẹ to rất được nhiều người quan tâm. 

Bản thân mình cũng từng trồng thử cây nha đam với nhiều cách khác nhau, và kết quả là có cây chết, có cây sống, có cây béo tốt và cũng có cây lại "nữa sống nữa chết". Vậy cách mà mình trồng nhà đam hiệu quả nhất là gì?

Cách trồng cây nha đam xanh tốt để làm đẹp



    Yếu tố đầu tiên mà mình muốn nhắc đến đó chính là việc chuẩn bị cho việc trồng nha đam như cây giống, phân bón, nơi trồng, đất trồng,..v.v.

    Nha đam có rất nhiều tên gọi, vì vậy trước khi biết cách trồng nhà đam thì mình muốn nói qua về các tên gọi thường gặp của nha đam là gì. 

    Tên gọi khác của nha đam:

    Nha đam hay còn gọi là cây lô hội, long tu, lưỡi hổ,... nói chung dân ta có rất nhiều cách gọi khác nhau. Trên thế giới cũng có rất nhiều giống loài nha đam khác nhau, phù hợp với khí hậu của từng vùng miền khác sau. 

    Bởi vậy nên có những nơi người ta trồng nha đam có thể tạo ra những cây nha đam có sản lượng cao, 1 lá của nó cao nhất có thể đạt tới 500g đến 700g nếu chăm sóc tốt. 

    Bên cạnh đó thì việc trồng nha đam không đúng cách lại dẫn tới việc xuất hiện những cây nha đam bé tí mà chúng ta thường trang trí trong nhà bằng các chậu hoa nhỏ. Thông thường chúng được đặt ở giá sách, cửa sổ, ban công,...v.v... Tất nhiên là những loại cây nhỏ này không thể làm đẹp được rồi, vì chúng quá bé. 

    Đặc tính của cây nha đam:

    Nha đam thuộc loại cây nhỏ, gốc thân hóa gỗ, ngắn. Lá dạng bẹ, không có cuống, mọc vòng rất sát nhau, màu từ lục nhạt đến lục đậm. Lá mọng nước, mép lá có răng cưa thô như gai nhọn, cứng tùy theo loại, mặt trên lõm có nhiều đốm không đều, lá dài từ 30 - 60 cm. Phát hoa ở nách lá, có thể dài đến 1 m, mang rất nhiều hoa mọc rũ xuống, với 6 cánh hoa dính nhau ở phần gốc, 6 nhị thò. Quả nang chứa nhiều hột.

    Cây Nha đam rất dễ trồng nơi ráo nước, nhiều nắng  nhưng cần tưới 2 - 3 ngày 1 lần. Trồng bằng chồi non phát xuất từ gốc. Có thể trồng trong chậu kiểng. Cây tuy thích ánh sáng mặt trời nhưng cũng chịu được bóng râm 50% và đất cằn cỗi. Aloe vera không phát triển được ở nơi có mùa đông dưới 60C. Trong số hơn 300 loài Aloe, ngoài Aloe vera, Aloe ferox… dùng làm thuốc, còn một loài được dùng làm cây cảnh rất đẹp, như Aloe variegata (Lô hội mỏ két) có hoa màu đỏ; Aloe maculata (Lô hội vằn), hoa màu da cam...


    Thành phần hóa học của nha đam:


    Aloe vera là nguồn cung cấp hai dược liệu khác hẳn nhau.

    Dược liệu thứ nhất là một chất nhựa Aloe, ở ngay dưới lớp biểu bì hay “da” mỏng của lá có những tế bào đặc biệt gọi là tế bào trụ bì (là những tế bào gân màu lục ở mặt ngoài miếng gel khi ta gọt bỏ lớp vỏ màu lục phía ngoài), chứa một chất nước cốt màu vàng lục, sau khi chảy ra, tự cô đặc lại ở nhiệt độ bình thường, có màu vàng nâu, óng ánh và rất đắng, đông y cũng gọi là Nha đam (nhựa khô).

    Chất nước cốt tự khô này chứa các hoạt chất hydroanthron: gồm các chuyển hóa chất hydroanthracen, mà những chất quan trọng nhất là aloin A và B (từ 25 đến 40%). Hỗn hợp aloin A và B còn được gọi là Barbaloin; hydroxy-aloin A và B (từ 3 đến 4%); một ít aloe-emodin  và chrysophanol. Các chuyển hóa chất Chromon gồm 8-C-glycosyl chromon, còn gọi aloeisin (khoảng 30%) và các aloeresin A và B.

    Dược liệu thứ hai là một chất nhày gọi là gel Aloe. Chất gel này có thể lấy bằng cách gọt bỏ vỏ lá Nha đam màu lục rồi nghiền nát miếng gel trong suốt trong lá. Chất gel này chứa một loại polysaccharid gồm: pectin, hemicellulose, gluco mannan, acemannan và các chuyển hóa chất mannose.

    Trong Nha đam còn có thêm những chất khác như: enzym: bradykinase, các acid amin, lipid, sterol (lupeol, campesterol, beta-sitosterol), tanin, hợp chất hữu cơ loại magnesium lactat, một chất kháng-prostaglandin…


    Cách trồng nha đam hiệu quả:


    Các bước trồng nha đam hiệu quả bao gồm việc lựa chọn giống, đất, chậu, chăm sóc  như sau;