Warren Buffet là một trong những nhà đầu tư thành công nhất mọi thời đại. Những chia sẻ của ông về kinh nghiệm, kiến thức và chiến lược đầu tư được biết đến rộng rãi và trở thành kim chỉ nam cho các nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường chứng khoán. Với những ai là fan của trường phái đầu tư giá trị thì chúng ta đã quen thuộc với các triết lý đầu tư của Warren Buffett như hiểu rõ về cổ phiếu bạn đầu tư vào, nắm giữ dài hạn (trên 10 năm), đừng lo lắng về chuyển động giá hàng ngày trên thị trường chứng khoán,… Và không thấy có điều gì liên quan tới phân tích kỹ thuật như các mô hình đỉnh và đáy cả.
Tuy nhiên, những điều Warren Bufett chia sẻ lại có nhiều dấu hiệu cho thấy ông là một chuyên gia sử dụng cực kì nhuần nhuyễn phân tích kỹ thuật.
– Buffett nói trong lá thư gửi cổ đông năm 2001: “Xét cho cùng, chỉ đến khi thủy triều hạ thì bạn mới có thể phát hiện ra ai đi bơi mà không mặc đồ bơi”. Một thị trường tăng giá tạo điều kiện cho tất cả các nhà đầu tư gia tăng tài sản dễ dàng nhưng ngược lại, nếu không nhận ra được thị trường giảm giá đang ngự trị (thủy triều hạ), nhà đầu tư có thể “lụi” rất nhanh chóng.
– Trong lá thư gửi cổ đông của Buffett vào năm 2004, Buffett viết: “Các nhà đầu tư nên ghi nhớ rằng, sự hưng phấn và các khoản chi phí là kẻ thù của họ. Và nếu họ cứ một mực đòi xác định thời điểm để tham gia vào thị trường chứng khoán, thì họ nên sợ hãi khi kẻ khác tham lam, và chỉ tham lam khi kẻ khác sợ hãi”. Dừng lại một chút, đúng là bạn nên tham lam khi người khác sợ hãi (vì chỉ lúc đó mới mua được cổ phiếu giá rẻ dễ dàng) nhưng trả lời câu hỏi sau mới là quan trọng, bạn nên tham lam khi nào?
Có phải “tham lam” và “sợ hãi” chính là những yếu tố tâm lí trên thị trường. Và một trong những phương pháp kinh điển được các quỹ và nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp tại phố Wall dùng để xác định tâm lý trên thị trường lại chính là phân tích kỹ thuật.
– Buffett được biết đến với việc tận dụng các cơ hội trong và sau cuộc suy thoái lớn. Trong lá thư thường niên mới nhất của mình, Buffett đã chia sẻ rằng “sau mỗi thập kỷ, những đám mây đen tối sẽ lại lấp đầy bầu trời; nhưng chắc chắn sau đó, trời sẽ sáng trở lại”.
Cứ mỗi 10 năm chu kì suy thoái xảy ra 1 lần thì Warren Buffett lại tăng x2 x3 lần tài sản. Và ông đều mua được cổ phiếu ở gần đáy và bán ở gần đỉnh.
Tôi phải dùng từ “gần” để tránh bạn hiểu lầm, bởi việc mua đỉnh bán đáy gần như là bất khả thi. Warren Buffett vừa giỏi đầu tư giá trị, cũng rất giỏi về đầu tư theo xu hướng.
Warren Buffett là một bậc thầy của Phân tích kỹ thuật nhưng không bao giờ nhắc trực tiếp tới Phân tích kỹ thuật. Hãy cùng đi lại lịch sử:
– Warren Buffett đầu tư cổ phiếu từ 11 tuổi. Ông đã lãi một chút và bán ra sau đó ông thấy cổ phiếu tăng nhiều lần sau đó. Và từ đó ông quyết định học bài bản.
– Ông đã học người thầy của mình về đầu tư giá trị là Benjamin Graham. Nên trường phái đầu tư của Warren Buffett cũng dựa trên những nền tảng:
Benjamin Graham nghiên cứu về tài chính doanh nghiệp
Graham thay vì mua cổ phiếu rẻ như đám đông để sinh lời cao thì ông chọn mua cổ phiếu của công ty tốt
Graham mua khi mà cổ phiếu đã giảm 30-50% giá trị
– Ở giai đoạn những năm 40 hay 50 của thế kỉ 20, khi mà Warren Buffett ở độ tuổi 20. Bạn để ý rằng đó là thời điểm phát triển mạnh mẽ của các lý thuyết thị trường tài chính như Lý thuyết Dow (cách đó 50 năm), lý thuyết sóng Elliott, các lý thuyết thị trường hiệu quả, lý thuyết bước đi ngẫu nhiên, … và ngay cả các ứng dụng toán học và máy tính đã được nghiên cứu vào dự báo và giao dịch tài chính
– Bạn của Warren Buffett là một người rất giỏi kỹ thuật phân tích dựa trên định lượng toán học: Hãy đọc những cuốn sách của Edward Thorp tác giả của “Người đàn ông đánh bại thị trường”. Ông cũng là bạn của Buffett ở những năm 1970- 1980. Thorp đã sử dụng toán học để chiến thắng cả sòng bạc. Ông sử dụng các mô hình toán định lượng để giải quyết thị trường tài chính.
Một người như Warren Buffett có những người thầy về giá trị, người bạn về toán học, định lượng… Cho nên có thể nói rằng, những sách mà Buffett viết mà hầu hết mọi người không áp dụng được là vì mọi người chưa nhìn nhận được toàn diện về bản chất phương pháp đầu tư của ông, những người bạn người thầy đã ảnh hưởng tới triết lý đầu tư của ông.
Để hiểu đúng về Phân tích kỹ thuật, Bạn có thể xem thêm “Tổng quan về phân tích kỹ thuật” tại đây:
Phân tích kỹ thuật.
Nhận xét